NGỒI THẲNG QUAN SÁT THẾ GIỚI

Trẻ từ 5 đến 6  tháng tuổi, cần phương pháp giáo dục sớm như thế nào, phát triển năng lực của trẻ như năng lực nhận biết, năng lực động tác khéo léo, năng lực ngôn ngữ, năng lực hành vi xã giao, năng lực vận động ra sao cho phù hợp?

1. Đặc điểm cần có của trẻ 6 tháng tuổi

 Trẻ 6 tháng tuổi vừa có thể mút ngón chân của mình, vừa nói chuyện u u a a với bạn; trẻ không ngồi yên chân tay, ở đâu trẻ cũng bày đồ chơi, trẻ cũng có thể tự mình cầm bánh ăn ngon lành; trẻ có thể mô phỏng từng lời nói và hành động của bạn, trẻ đặc biệt hiếu kì và hướng ngoại với thế giới bên ngoài, trẻ chỉ tay ra ngoài cửa, tỏ ý muốn ra bên ngoài chơi...

2. Phát triển năng lực của trẻ 6 tháng tuổi

Năng lực nhận biết: Nếu chơi đồ chơi bị rơi xuống, trẻ biết đi tìm
Năng lực động tác khéo léo: Hai tay đồng thời nắm được vào thanh gỗ, còn có thể lấy thanh gỗ trên bàn.
Năng lực ngôn ngữ: Trẻ có thể phát ra 2 - 3 phụ âm, khi người lớn hát bài hát thiếu nhi trẻ có thể làm những động tác quen thuộc.
Năng lực hành vi xã giao: Trẻ đã có những cảm xúc phức tạp, khi vui biết cười, không hài lòng biết tức giận, khi bố mẹ bỏ đi biết sợ hãi, lo lắng.
Năng lực vận động: Khi nằm đã có thể lật người một các dễ dàng, biết giơ chân lên phía đầu.

NĂNG LỰC NHẬN BIẾT

Đèn ở đâu?

Mục đích luyện tập:

Luyện tập cho trẻ khả năng thính giác và thị giác, khả năng phối hợp giữa các chi và cơ thể, khả năng ghi nhớ.

Phương pháp luyện tập:

1. Bố mẹ cần có những bài luyện tập có mục đích cho trẻ, chỉ vào một vật thể như chiếc đèn, nói với trẻ: "đây là cái đèn"
2. Khi đã tạo cho trẻ sự tập trung vào cái đèn, bố mẹ khuyến khích trẻ tự thò ngón tay để sờ, gia tăng khả năng ghi nhớ.
3. Để khơi ngợi sự hứng thú cho trẻ, bạn có thể bật đèn, sau đó lại tắt đi, và hỏi trẻ: "đèn đâu rồi?" giúp trẻ chỉ vào đồ vạt.
4. Mỗi ngày thực hành từ 5 - 6 lần, hãy giúp trẻ nhận biết và ghi nhớ 2 loại đồ vật. Chỉ cần bạn luyện tập nhiều lần, chắc chắn trẻ sẽ có bước đột phát.

Soi gương

Mục đích luyện tập:

Nâng cao khả năng tự nhận biết của trẻ, giúp trẻ hiểu được tên gọi của từng bộ phần trên cơ thể, giúp trẻ hiểu sự khác nhau giữa thực thể và hình trong gương. Đồng thời, thông qua kích thích thị giác, còn có thể giúp trẻ nâng cao khả năng quan sát.

Phương pháp luyện tập:

1. Mặc cho trẻ bộ quần áo có màu sắc sặc sỡ
2. Bế trẻ đến trước gương, để trẻ sờ tay vào hình ảnh trong gương, và dùng ngón tay chỉ vào mặt của gương và gọi tên của trẻ, gọi ý trẻ lại gần ôm và thơm em bé trong gương, đồng thời hát bài hát tự chế lời. VD "chiếc gương nhỏ, soi chút nào, bên trong có một em bé, thơm cái nào, chúng ta là bạn tốt của nhau"

NĂNG LỰC ĐỘNG TÁC KHÉO LÉO

Sờ xem là cái gì?

Mục đích luyện tập:

Thông qua việc cho trẻ tiếp xúc với các loại đồ vật cứng, mềm, to, nhỏ và cảm giác khác nhau bằng tay, đã kích thích đến sự phát triển của trí não, giúp trẻ học tập việc thay đổi các cảm quan.

Phương pháp luyện tập

1. Mẹ chuẩn bị 4 loại đồ vật cứng như thanh gỗ, miếng nhựa gặm, cái thìa và cái lược, và 4 loại đồ vật mềm như đồ chơi bằng bông, bánh bao, chổi lông, miếng xốp.
2. Đầu tiên nên xếp các đồ vật cứng lên bàn, bế trẻ ngồi trước bàn. Để trẻ tự tay lấy từng đồ vật. Khi trẻ cầm từng đồ vật chơi, mẹ liền nói với trẻ: "đây là thanh gỗ, nó rất cứng". Khi trẻ cầm lấy một vật khác, mẹ cũng nói như vậy: "đây là cái thìa, nó rất cứng".
3. Mẹ để những đồ vật cứng ra phía xa tầm nhìn của trẻ, tiếp tục phương pháp tương tự đối với những đồ vật mềm.

NĂNG LỰC NGÔN NGỮ

Nghe bài hát, chơi trò chơi

Mục đích luyện tập:

Luyện cho trẻ khả năng phối hợp tâm trạng với ngôn ngữ

Phương pháp luyện tập


1. Mẹ có thể kết hợp các hoạt động cùng trẻ, vừa hát to những bài hát nhi đồng, khi hát mẹ có thể hướng dẫn trẻ cùng mô phỏng theo những động tác của bài hát.
2. VD nhìn thấy con cá vàng trên ghế, mẹ có thể hát:"Hai vây xinh xinh, cá vàng bơi trong bể nước, ngoi lên lặn xuống, cá vàng múa tung tăng..." mẹ chạy lại phái trẻ nhẹ nhàng chuyển động; khi nhìn thấy đồ chơi búp bê của trẻ, mẹ vừa chơi vừa nói: "Búp bê bằng bông, biết bay bay bay. Búp bê biết bò biết bắt biết bơi..."

NĂNG LỰC HÀNH VI XÃ GIAO

Gỉa làm mặt xấu

Mục đích luyện tập:

Những trò chơi thay đổi sắc thái tình cảm có thể giúp trẻ nhận thức được sự sâu sắc của tình cảm, lý giải những thông tin được truyền tải sau sự thể hiện tình cảm đó, rất có lợi cho trẻ nhận biết tình cảm của người khác, giúp trẻ tạo nên tảng sơ đẳng trong việc xây dựng năng lực giao tiếp xã hội tốt đẹp.

Phương pháp luyện tập:

1. Khi tinh thần của trẻ đang vui vẻ, mẹ mô phỏng con hổ, nói: "ta là lão hổ, gừ gừ..." mẹ làm những biểu hiện của lão hổ, cái miệng há rộng, mắt trợn ngược.
2. Mẹ mô phỏng mèo con, nói: "ta là mèo con đây! Meo meo!..." mẹ làm các động tác của mèo con, dùng 2 tay làm tai mèo.
3. Mẹ mô phỏng con chuột nhắt, nói: "Ta là con chuột nhắt đây! Chít chít..." cả khuôn mặt của mẹ biểu hiện động tác của con chuột.
4. Mẹ mô phỏng lặp đi lặp lại nhiều loại con vật, cố gắng thể hiện sắc thái, không nên quá ghê rợn, khiến trẻ có ấn tượng xấu.

NĂNG LỰC VẬN ĐỘNG

Ngồi một mình

Mục đích luyện tập: 

Luyện tập hệ cơ và hệ xương của lưng và chân, từng bước thích ứng với những nhu cầu vận động hàng ngày sau này của trẻ.

Phương pháp luyện tập:

1. Khi trẻ ngồi tựa hoặc ngồi yên, có thể để nhiều đồ chơi sặc sỡ trước mặt trẻ, khuyến khích trẻ lấy tay cầm đồ chơi.
2. Khi mới bắt đầu nên luyện tập hàng ngày mỗi lần vài phút là được, sau đó tăng dần số lần luyện tập lên, thời gian cũng có thể kéo dài dần dần, nhưng không vượt quá 20 phút/lần

Ngồi trên đầu gối

Mục đích luyện tập:

Giúp trẻ cảm nhận được những vị trí khác nhau như trên dưới, trái phải, phát triển sự cảm nhận về không gian.

Phương pháp luyện tập:

1. Để trẻ ngồi trên đùi mẹ, đặt trẻ ngồi vững, vừa hát: "trên trê dưới dưới, trái trái phải phải, đầu gối quay quay, con yêu lắc lư" vừa làm động tác hạ chân xuống, nhưng đầu gối không di chuyển, trẻ sẽ nhẹ nhàng cảm nhận được mục đích của trò chơi.
2. Nhẹ nhàng chuyển động đầu gối về phía trái, để cơ thể trẻ có thể hướng về phía trái.
3. Sau đó lại nhẹ nhàng chuyển động đầu gối về phía phải, để cơ thể trẻ hướng về bên phải

THẺ LUYỆN TẬP KHẢ NĂNG CỦA TRẺ 6 THÁNG TUỔI

Mẹ tận dụng những tấm thẻ nhận biết hình khối cơ bản để tiến hành luyện tập cho trẻ, có thể giúp trẻ hiểu hình khối không giống nhau. Khi sử dụng thẻ nhận biết hình khối, bố mẹ cần tiến hành song song với những đồ vật thực tế, giúp trẻ phân biệt rõ ràng bằng thị giác.

Trẻ từ 5 đến 6  tháng tuổi, cần phương pháp giáo dục sớm như thế nào, phát triển năng lực của trẻ như năng lực nhận biết, năng lực động tác khéo léo, năng lực ngôn ngữ, năng lực hành vi xã giao, năng lực vận động ra sao cho phù hợp? Các mẹ cùng xem phần tiếp theo nhé!


Xả Stress Fidget Spinner

Xả Stress Fidget Spinner
29.000 Đ

Nạp tiền điện thoại online

"BẦU SỮA MẸ"
"BẦU SỮA MẸ"
Bé không bú bình vì bạn không dùng "BẦU SỮA MẸ"