Trẻ từ 3 đến 4 tháng tuổi, cần phương pháp giáo dục sớm như thế nào, phát triển năng lực của trẻ như năng lực nhận biết, năng lực động tác khéo léo, năng lực ngôn ngữ, năng lực hành vi xã giao, năng lực vận động ra sao cho phù hợp?

1. Đặc điểm cần có của trẻ 4 tháng tuổi

 Trẻ 4 tháng tuổi đã biết ngẩng đầu, biết lật người, có cá tính; trẻ không chỉ mút ngón tay của mình, còn nhặt đồ vật xung quanh mình để chơi, thường đạp tung chăn; trẻ đã biết thể hiện tình cảm của mình bằng tiếng khóc và cười, cũng có thể thể hiện cảm nhận của mình bằng những tiếng "ư ư a a"; trẻ càng lúc càng muốn mẹ quan tâm, tích cực học và giao lưu với thế giới xung quanh...

2. Phát triển năng lực của trẻ 4 tháng tuổi

Năng lực nhận biết: Sự phối hợp giữa đầu và mắt ngày càng tốt, hai mắt di chuyển theo đồ vật.
Năng lưc động tác khéo léo: Hai tay có thể nắm, nắm chặt.
Năng lực ngôn ngữ: Có thể phát âm được những từ đơn âm tiết, đồng thời có thể thay đổi thanh điệu của những tiếng ê a.
Năng lực hành vi xã giao: Trẻ đã bắt đầu phân biệt những người tiếp xúc với chúng hàng ngày, ví dụ thích gần gữi với những người thân của trẻ.
Năng lực vận động: Khi trẻ dùng cơ bụng để dướn người lên, có thể nâng được đầu và vai lên. Trẻ có thể chuyển từ tư thế nằm ngửa sang tư thê ngồi.

NĂNG LỰC NHẬN BIẾT

Nhận ra người quen

Mục đích luyện tập:

Nâng cao năng lực nhận biết và ghi nhớ của trẻ.

Phương pháp luyện tập:

1. Bố mẹ nên đưa trẻ đi ra ngoài, cổ vũ trẻ tiếp xúc với người thân, bạn bè và dạy trẻ nhận biết người quen như ông, bà...hãy nói với trẻ: "đây là ông, đây là bà, ông bà cũng yêu con lắm đấy."

2. Thường xuyên cho trẻ xem ảnh của người thân, giới thiệu với trẻ cách xưng hô, giúp trẻ dần nhận được ra mọi người, tăng cường năng lực nhận biết và ghi nhớ của trẻ.

Âm thanh nằm ở đâu?

Mục đích luyện tập:

Thông qua quá trình tìm ra âm thanh và tiếng động, bố mẹ có thể luyện tập thính giác cho trẻ, ngoài ra còn nuôi dưỡng tư duy logic và năng lực cảm nhận không gian cho trẻ.

Phương pháp luyện tập:

1. Mẹ chuẩn bị cho trẻ 1 đĩa nhạc.

2. Để trẻ nằm trên giường, bật đĩa nhạc ở bên trái nơi trẻ nằm, thu hút trẻ quay đầu; khi trẻ quay đầu liền tắt ngay nhạc, mẹ có thể nói với trẻ: "bật tắt, âm thanh to lên, bật tắt, âm thanh dừng lại." Bạn hãy quan sát phản ứng của trẻ, sau đó lại mở đĩa nhạc, để thu hút và tạo sự hứng thú cho trẻ.

3. Bạn thực hiện lặp đi lặp lại 3 lần, để trẻ chú ý đến âm thanh và quan hệ giữa 2 lần bật và tắt nhạc.

4. Hãy liên tục thay đổi vị trí phát ra âm thanh, để trẻ liên tục đi tìm chúng.

 NĂNG LỤC ĐỘNG TÁC KHÉO LÉO

Đánh bóng bay

Mục đích luyện tập:

Luyện tập khả năng kết hợp giữa tay và mắt, nâng cao sự khéo léo cho đôi bàn tay của trẻ.

Phương pháp luyện tập:

1. Ban đầu hãy để tay trẻ chạm vào quả bóng, sau đó lấy lại quả bóng, trẻ sẽ dướn người để chộp lấy quả bóng.

2. Sau nhiều lần luyện tập, cuối cùng trẻ có thể dùng cả 2 tay để chộp quả bóng, trẻ sẽ vui vẻ, phấn khởi cười.

NĂNG LỰC NGÔN NGỮ

Trêu đùa để trẻ phát âm

Mục đích luyện tập:

Giúp trẻ hình thành phản xạ ngữ âm, nâng cao năng lực ngôn ngữ của trẻ.

Phương pháp luyện tập:

1. Khi bạn cho trẻ bú mẹ, hay thay quần áo cho trẻ, bận nên nói chuyện thường xuyên với trẻ.

2. Bạn có thể nói: "Con yêu, mẹ cho con ăn sữa nhé, đây là bình sữa của con này, há miệng ra nào, cho bình sữa vào miệng nào. Con ăn ngoan, mẹ yêu nhiều lắm." Khi tâm trạng của trẻ vui vẻ, hãy trêu đùa trẻ để trẻ phát ra những thanh âm "a a" "ha ha" "khà khà"

3. Sau khi trẻ quấy khóc, bố mẹ làm lại tiếng khóc giống trẻ, trẻ sẽ thử trả lời lại bằng những âm thanh như thế, dần dần bố mẹ có thể làm lại lớn hơn, thay bằng âm "a", lôi kéo trẻ trả lời. Nếu trẻ phát trả thanh âm trong vô thức, đều nên khuyến khích và biểu dương trẻ.

Phát âm nguyên âm

Mục đích luyện tập:

Luyện tập cho trẻ mô phỏng theo khẩu hình khi phát âm và hoặc cách phát âm phụ âm.

Phương pháp luyện tập:

1. Cầm 1 đồ chơi có tiếng động, vừa trêu đùa với trẻ, vừa nói :"con bắt lấy này" hoặc là để trẻ nằm trên giường, để búp bê phát ra âm thanh, trẻ khươ tay chân chạm vào búp bê đó.

2. Mẹ cần trêu trẻ phát âm những từ như nắm, trèo, sau  một khoảng thời gian luyện tập, chú ý xem trẻ đã phát âm được "ma" "na" hay chưa. Khi mẹ dạy trẻ phát âm, cần giữ tốc độ chậm, thanh âm kéo dài, mỗi lần chỉ dạy 1 phụ âm, sau khi trẻ học được phụ âm đó mới chuyển sang phụ âm mới


NĂNG LỰC HÀNH VI XÃ GIAO

Chơi ú òa

Mục đích luyện tập:Dạy trẻ ý thức tìm đồ vật. Ngoài ra có thể rèn luyện phản ứng thị giác, nâng cao năng lực ghi nhớ và năng lực nhận biết cho trẻ.

Phương pháp luyện tập:

1. Mẹ để trẻ nằm trên giường, lấy tay che mặt mình lại, để trẻ không nhìn thấy mặt của mẹ, sau đó bỏ tay ra; rồi lại lấy tay che mặt trẻ, dừng lại một chút sau đó bỏ tay ra. Mẹ vừa bỏ tay vừa nói: "Mèo con, nhìn thấy rồi nhé!" kích thích trẻ phát ra tiếng cười lớn.

2. Mẹ dùng khăn che mặt, sau đó để trẻ kéo khăn ra, và cười nói với trẻ: "Mèo con". Sau khi chơi vài lần, trẻ đã có thể biết che mặt, giống như người lớn chơi trò bịt mắt bắt dê vậy. Thông qua luyện tập, giúp trẻ nhìn chăm chú vào khuôn mặt, khi chơi mẹ thể hiện các biểu hiện tình cảm có chủ ý như cười, khóc, bực tức, hãy giúp trẻ nhận biết những khuôn mặt đó, giúp trẻ rèn luyện năng lực giao tiếp.

Hai mẹ con cùng khiêu vũ

Mục đích luyện tập:

Hai mẹ con tích cực giao lưu, thông qua vận động kích thích sự phát triển cảm quan và phát triển não bộ của trẻ.

Phương pháp luyện tập:

1. Mẹ chọn cho trẻ bản nhạc du dương êm ái, như nhạc cổ điển hoặc mở đĩa CD để trẻ cùng nghe.

2. Mẹ ôm bé trong lòng. Hai mẹ con cùng nghe nhạc và chuyển động cơ thể hoặc nhún nhảy theo nhạc. Nếu hát theo điệu nhạc, bé sẽ cảm nhận được những kích thích chấn động tới não bộ.

NĂNG LỰC VẬN ĐỘNG

Bé ngồi

Mục đích luyện tập:

Luyện tập cơ vùng cổ và lưng, căn bằng với phần đầu

Phương pháp luyện tập:

1. Để trẻ nằm trên giường, bố hoặc mẹ nắm lấy tay trẻ, sau đó nói với trẻ: "Con ngoan ngồi dạy nào", sau đó giúp trẻ ngồi dậy. Chú ý để trẻ dùng lực của mình, bố mẹ chỉ hỗ trợ trẻ mà thôi, sau đó giảm dần và để trẻ tự ngồi dậy.

2 Mỗi ngày luyện tập 3 - 5 lần, thời gian không quá dài, tránh cho trẻ bị mệt vì tập luyện tập

Bước lên núi cao

Mục đích luyện tập: 

Luyện tập năng lượng chân và khí quản trên của trẻ Vị trí khí quản trên nằm ở tai trong, có thể cảm nhận những thay đổi vị trí, để duy trì cân bằng cho cơ thể.

Phương pháp luyện tập:

1. Bố bế trẻ ngồi đối diện trên ghế, hai tay giữ trẻ ngồi vững, để hai chân của trẻ đứng trên đùi của bố, thực hiện động tác bước, vừa giúp trẻ thực hiện động tác vừa nói với trẻ: "con bước lên núi cao, bước nào bước nào, bước lên đến đỉnh nào!"

2. Sau khi thực hiện động tác, bố lại giúp trẻ thay đổi phương hướng thực hiện bước xuống, vừa giúp trẻ vừa nói: "Con xuống núi nào, cùng xuống núi nào..."

Tiếp tục lật người

Mục đích luyện tập:

Luyện tập cơ cổ, cơ lưng và luyện tập phối hợp giữa chân và tay

Phương pháp luyện tập:

1. Tiếp tục luyện tập lật người như phương pháp ở phần trên

2. Để trẻ nằm trên giường hoặc thảm mềm, bên trái cạnh trẻ đặt 1 thứ đồ chơi mà trẻ thích để thu hút trẻ, kích thích trẻ lật người lẫy. Mẹ vừa giúp trẻ lấy đồ chơi, vừa hỗ trợ trẻ lật người an toàn.

Luyện tập các thao tác để lật người

Vận động cánh tay: Vận động hình vòng tròn, đặt trẻ nằm trên giường, hơi nghiêng, nắm cánh tay trẻ đưa lên đầu, tiếp sau xoa bóp cánh tay theo nửa hình tròn, lúc đầu làm nhanh, sau đó chậm dần. Đầu tiên vận động tay trái, rồi đến tay phải, sau đồng thời cả 2 tay, làm 2 lần là được.

Vận động tư thế nghiêng người: Để trẻ nghiêng người, lấy tay đỡ mông và tay kia giúp trẻ nhấc người và ngóc đầu lên. Thực hiện động tác mỗi bên 1 lần. Nếu trẻ không thể nâng đầu lên, và cơ thể cứng thẳng thì cũng không nên ép buộc trẻ làm.

Vận động 2 chi dưới: Co kéo hai chi dưới: Hai tay nắm lấy khoeo chân của trẻ, khi trẻ muốn đạp chân, thì lấy tay giữ lại, để trẻ lấy sức vận động chi dưới hướng lên trên. Sau khi động tác thành thục, hai chân trẻ có thể tự dâng lên đá cao.

Vận dộng nằm sấp: Tư thế "máy bay", để trẻ nằm sấp, đầu ngẩng, hai tay hai chân giang rộng, hai bàn tay chống xuống, sau đó nâng người lên như "con chim giang cánh bay".

THẺ LUYỆN TẬP KHẢ NĂNG CỦA TRẺ

Mẹ cầm tấm thẻ số đưa ra trước mặt trẻ, để trẻ, để trẻ tập trung 1 - 2 giây, sau đó nói với trẻ: "đây là xx". Hãy nhóm 3 tấm thẻ làm 1 nhóm, mỗi lần luyện tập một nhóm, mỗi tấm thẻ xem xong, mẹ cần tự tìm ra cách biểu đạt của riêng mình và tán thưởng nếu trẻ chú ý.

Trẻ rất thích những màu sắc sáng nổi bật, nên rất chú ý với những tấm thẻ màu sắc, nhưng để kích thích thị giác của trẻ, còn nên luyện tập khả năng ghi nhớ, do đó mỗi tấm thể cần giúp trẻ phát triển năng lực nhận biết số học và hứng thú với các con số.

Trẻ từ 4 đến 5 tháng tuổi, cần phương pháp giáo dục sớm như thế nào, phát triển năng lực của trẻ như năng lực nhận biết, năng lực động tác khéo léo, năng lực ngôn ngữ, năng lực hành vi xã giao, năng lực vận động ra sao cho phù hợp? Các mẹ cùng xem phần tiếp theo nhé



Xả Stress Fidget Spinner

Xả Stress Fidget Spinner
29.000 Đ

Nạp tiền điện thoại online

"BẦU SỮA MẸ"
"BẦU SỮA MẸ"
Bé không bú bình vì bạn không dùng "BẦU SỮA MẸ"