Cứ trong hai phụ nữ mang thai thì có một người bị buồn nôn trong 3 tháng đầu. Hiện tượng này thường xuất hiện lúc mới thức dậy, nhưng cũng có thể rải rác trong ngày, xảy ra thường xuyên hơn từ tuần thứ 6 và kéo dài đến cuối quý đầu tiên.
Nguyên nhân buồn nôn
Thông thường chúng ta nghĩ đến nguyên nhân liên quan đến hormon. Bác sĩ Francois Devianne, Trưởng khoa phụ sản Bệnh Viện Orsay, Pháp giải thích: “Một số phụ nữ đặc biệt nhạy cảm với HCG / một loại hormon được tiết ra với số lượng lớn lúc mang thai trong 3 tháng đầu”. Đôi khi triệu chứng buồn nôn báo hiệu trường hợp có bầu sinh đôi và trong một số trường hợp cực hiếm, hiện tượng này báo hiệu những vấn đề bất thường lúc mang thai, dạng dị thường của nhau thai…
Mức độ những con khó chịu thay đổi ở từng người. Một số chịu đựng chỉ vài tuần lễ và theo từng giai đoạn, một số khác thì chịu đựng lâu hơn hoặc với mức độ cao hơn.
Những yếu tố làm phát sinh buồn nôn không tuân thủ nguyên tắc nào. Với một số người, đó có thể là mùi chiên xào thức ăn, một số khác lại là mùi thuốc lá, thậm chí một số người rất sợ thức ăn mà họ vốn quen dùng, có người còn sợ mùi mỹ phẩm mà họ quen dùng.
Những trạng thái khó chịu này không trầm trọng. Trong số 10 người thì 9 người vẫn ăn uống bình thường trong thời gian buồn nôn. Trong thời gian 3 tháng đầu, bào thai chỉ nặng có vài gam và chưa cần đến nguồn calorie bổ sung để phát triển. Nhưng dù cơn buồn nôn không gây nguy hiểm cho bào thai, bạn vẫn nên tìm các làm nó biến mất. Để làm được điều này, hãy loại ra khỏi thực đơn những thức ăn và thức uống làm cho bạn có cảm giác ghê sợ: Chỉ ăn những gì bạn thích, nhưng cần tránh những loại thức ăn chiên xào hoặc quá nhiều chất béo. Loại thức ăn dễ dùng nhất là rau cải luộc hoặc hấp, thịt, cá nướng; mơ, chà là, dưa hấu, nho…Nên chia nhỏ các bữa ăn ( 4 hoặc 5 lần /ngày) để thức ăn dễ tiêu hóa hơn. Uống nhiều nước, tốt nhất là trước hoặc au bữa ăn, với liều lượng ít nhưng thường xuyên để tránh bị mất nước. Ngủ trưa, nhưng không bao giờ ngủ ngay sau bữa ăn, vì buồn nôn làm tăng cảm giác mệt.
Nếu những biện pháp này không có hiệu quả, hãy đi khám bác sĩ để được kê đơn các loại thuốc chống buồn nôn hiệu quả nhưng vô hại với bào thai. Tốt hơn hết là hạn chế dùng thuốc. Cần ghi nhớ, không bào giờ tự ý dùng thuốc nếu không có chỉ dẫn của bác sĩ, vì một số loại thuốc có thể không thích hợp với thời kỳ mang thai.
Một số cách chữa
- Tai quả hồng 30g, đường phền 60g, sắc uống thay trà.
- Trứng gà 1 quả, đường trắng 30g, dấm gạo 100g, nấu chín, ăn trứng nuống nước, ngày làm 2 lần
- Cá chép sống 1 con, làm sạch, hấp cách thủy rồi ăn, không được cho muối và mỡ.
- Cá trích sống 1 con, gạo nếp 100g, cho nước vào nấu cháo, ăn ngày 2 lần
- Gừng tươi 30g, ô mai mơ 10g, sắc lấy nước, bôi lưỡi ngày vài lần
- Đinh hương 15g, bán hạ 20g nghiền thành bột, Gừng tươi 30g ép lấy nước. Tất cả trộn thành hồ, lấy một ít đắp vào rốn, ngày 1 lần, làm trong 3 – 4 ngày.
Ngoài ra, trong ăn uống và sinh hoạt, thai phụ cần đảm bảo:
- Ăn những thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, dễ tiêu hóa, có thể ăn ít nhưng chia làm nhiều bữa ăn.
- Đề phòng mất nước bằng cách uống một lượng nước nhất định trong ngày, ăn nhiều mía, dưa hấu, lê
- Giữ tinh thần ổn định, thoải mái; giữ vệ sinh răng miệng
- Tạo môi trường sống yên tĩnh, sạch sẽ, tránh các mùi vị kích thích
- Khi nôn nhiều cần nghỉ ngơi
- Không để bị táo bón.
- Khi nôn mửa kèm theo các triệu chứng tổn thương thực thể khác, cần đến bệnh viện khám ngay; nếu không sẽ rất nguy hiểm cho bà mẹ và thai nhi
Bài thuốc khác chữa nôn mửa
Để giảm nôn, thai phụ nên ăn một ít bánh bích quy ngay khi vừa ngủ dậy; sau khi ăn 10 phút mới rời khỏi giường. Trong suốt thai kỳ cần tránh hơi thuốc lào, thuốc lá, tránh cãi lộn hoặc những tình huống gây ức chế thần kinh khác.
- Khi ăn cơm, không nên chan canh hoặc giảm lượng canh tới mức tối thiểu
- Không ăn quá nhiều đồ mỡ hoặc gia vị
- Lấy một cốc nước ngó sen, một nửa cốc nước nho, trộn đều rồi uống
- Gừng tươi rửa sạch, thái miếng, ngâm tẩm với giám một ngày đêm. Khi dùng, lấy 3 miếng, thêm đường, rót nước sôi vào, để ngấm trong vài phút, uống thường xuyên thay trà.
- Dùng 250g gạo nếp trộn với nước gừng sống, cho vào rang. Khi gạo nếp nổ lốp bốp thì đổ ra, nghiền thành bột. Mỗi lần lấy 25g, pha với nước sôi, uống ngày 2 lần
- Giữ tinh thần ổn định, thoải mái; giữ vệ sinh răng miệng
- Tạo môi trường sống yên tĩnh, sạch sẽ, tránh các mùi vị kích thích
- Khi nôn nhiều cần nghỉ ngơi
- Không để bị táo bón.
Chú ý
- Nôn nhiều sẽ dẫn đến mất nước, không nên tự chữa ở nhà mà phải đến bác sĩ- Khi nôn mửa kèm theo các triệu chứng tổn thương thực thể khác, cần đến bệnh viện khám ngay; nếu không sẽ rất nguy hiểm cho bà mẹ và thai nhi
Bài thuốc khác chữa nôn mửa
Để giảm nôn, thai phụ nên ăn một ít bánh bích quy ngay khi vừa ngủ dậy; sau khi ăn 10 phút mới rời khỏi giường. Trong suốt thai kỳ cần tránh hơi thuốc lào, thuốc lá, tránh cãi lộn hoặc những tình huống gây ức chế thần kinh khác.
Ngoài ra, thai phụ cũng cần lưu ý
- Ăn nhiều bữa trong ngày- Khi ăn cơm, không nên chan canh hoặc giảm lượng canh tới mức tối thiểu
- Không ăn quá nhiều đồ mỡ hoặc gia vị
Có thể dùng các bài thuốc chữa ốm nghén khi mang thai sau
- Gừng sống 25g, mã thầy 100g, tất cả băm nát, nấu lấy nước uống- Lấy một cốc nước ngó sen, một nửa cốc nước nho, trộn đều rồi uống
- Gừng tươi rửa sạch, thái miếng, ngâm tẩm với giám một ngày đêm. Khi dùng, lấy 3 miếng, thêm đường, rót nước sôi vào, để ngấm trong vài phút, uống thường xuyên thay trà.
- Dùng 250g gạo nếp trộn với nước gừng sống, cho vào rang. Khi gạo nếp nổ lốp bốp thì đổ ra, nghiền thành bột. Mỗi lần lấy 25g, pha với nước sôi, uống ngày 2 lần
