Mổ đẻ - những điều cần biết
Mổ đẻ là một phẫu thuật thường gặp trong sản khoa. Đây là một biện pháp kỹ thuật, có những chỉ định và yêu cầu cụ thể về chuyên môn, người bác sĩ chỉ tiến hành khi việc đẻ tự nhiên theo đường âm đạo không bảo đảm an toàn cho mẹ và conMổ đẻ có thể diễn ra trước khi chuyển dạ, người mang thai đã được chuẩn bị tâm lý từ trước đó:
- Thai lớn, không tương xứng với khung xương chậu của người mẹ
- Ngôi ngang hay ngôi vai
- Người đã mổ đẻ một lần do khung chậu hẹp hoặc do có mổ tạo hình ở cổ tử cung, âm đạo, âm hộ trước đó
- Người bị suy tim đã được theo dõi điều trị và báo trước khi đẻ phải mổ
Những trường hợp nào không nên lạm dụng mổ đẻ?
Mổ đẻ là cần thiết cho những trường hợp sinh khó, tuy nhiên không nên lạm dụng mổ đẻ để chọn ngày giờ tốt sinh con, hoặc cho rằng " mổ đẻ là tốt nhất cho thai nhi", là "đẻ an toàn", "không đau và nhanh"...Sản phụ và gia đình sản phụ cần biết rằng mổ đẻ phải dùng dao rạch bụng, rạch tử cung, phải dùng thuốc tê và thuốc mê sử dụng trong mổ đẻ, có thể gây nên những phản ứng như suy hô hấp, ngừng thở ở cả mẹ và thai nhi. Riêng đôi với thai nhi, mổ đẻ có thể gây ra những phản ứng bất thường đến não và thần kinh của trẻ sau này.
Sản phụ và gia đình cần cân nhắc cẩn thận trước khi quyết định mổ đẻ, nếu có thể thì sinh tự nhiên là tốt nhất cho cả mẹ và con
Điều cần biết về phương phướng đẻ không đau
Các bác sỹ cho biết: " Có nhiều cách làm giảm cảm giác đau như dùng thuốc mê tiêm đường tĩnh mạch, hít thuốc mê bốc hơi..., nhưng gây tê ngoài màng cứng là an toàn và hiệu quả hơn cả". Việc gây tê ngoài màng cứng giúp cổ tử cung mở dễ hơn nhờ tác động của thuốc lên hệ thần kinh. Khi cổ tử cung dễ mở thì thời gian sinh nở sẽ rút ngắn và cổ tử cung cũng ít bị phù nề.
Gây tê ngoài màng cứng được thực hiện khi cơn đau đầu tiên của cuộc chuyển dạ bắt đầu. Các bác sĩ sẽ đặt một dây nhựa đặc biệt (không gây kích thích, dị ứng hay phản ứng phụ) vào khoang ngoài màng cứng. Đầu kia của ống được cố định ở ngoài để tiêm thuốc. Khi thuốc tê được đưa vào ống, sản phụ sẽ mất cảm giác đau. Nếu thuốc gần hết tác dụng, bác sĩ sẽ đưa thêm thuốc mới vào. Hiện nay, một số nước đã dùng bơm tiêm điện để truyền thuốc tê liên tục cho sản phụ, nhưng cách này tốn kém nên Việt Nam vẫn phải dùng cách tiêm qua ống nhựa.
Theo các bác sĩ sản, việc áp dụng đẻ không đau có thể giúp một số phụ nữ bị các bệnh ở hệ tim mạch, thần kinh, hô hấp...tránh được mổ đẻ. So với mổ đẻ, gây tê ngoài màng cứng an toàn hơn rất nhiều. Phương pháp này ít gây phản ứng phụ vì gây tê cục bộ. Do hoàn toàn tỉnh táo nên sản phụ vẫn có thể chứng kiến cảnh con mình chào đời.
Đối với những sản phụ có thể sinh con tự nhiên, đẻ không đau sẽ giúp người mẹ đỡ mất sức vì không phải chịu đau đớn. Kỹ thuật này cũng giúp họ tránh được các rối loạn về sinh lý, hô hấp, tuần hoàn sau khi sinh.
Không nên mổ đẻ chỉ vì sợ đau
Trừ những sản phụ sức khỏe và tình trạng thai nghén không cho phép sinh nở tự nhiên, các sản phụ bình thường không nên mổ đẻ vì phương pháp này có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm.Sản phụ mổ đẻ có nguy cơ bị chảy máu, nhiễm trùng ổ bụng, viêm phúc mạc, về lâu dài có thể bị dính ruột nếu việc phẫu thuật và vô trùng không được tiến hành cẩn trọng. Khả năng mất sữa của họ lớn hơn so với những người sinh con theo cách thông thường, thời gian bình phục cũng lâu hơn. Ở những lần sinh kế tiếp, 90% trong số họ lại phải mổ vì nếu đẻ thường, vết sẹo mổ lần trước có nguy cơ bị vỡ.
Bất lợi của việc sinh mổ
Tạo hóa đã sắp đặt cho thai nhi chào đời qua đường cổ tử cung - âm đạo của người mẹ. Lúc chuyển dạ, tử cung co bóp sẽ giúp thai nhi "thức giấc" và sẵn sàng ra ngoài. Khi cổ tử cung mở trọn vẹn, đầu và ngực của trẻ chịu lực ép từ tử cung, làm cho chất nhầy trong đường hô hấp được tống ra ngoài.Trong giai đoạn sổ thai, các cơn co tử cung dồn dập, sự lưu thông máu từ mẹ đến nhau thai bị cản, nồng độ oxy giảm và khí CO2 tăng trong máu của thai nhi. Toàn bộ cơ chế này đã kích thích trung khu hô hấp của thai nhi hoạt động, nên ngay khi đầu và ngực được sổ ra khỏi âm đạo, trẻ sẽ há miệng hớp không khí, hít thở và khóc ngay. Còn trong trường hợp mổ lấy thai khi chưa có dấu hiệu chuyển dạ, trẻ sơ sinh sẽ có nguy cơ bị suy hô hấp, do trung khu hô hấp chưa được chuẩn bị. Ngoài ra, sinh mổ có thể gây ra các tai biến ở mẹ như:
- Tử vong, với tỷ lệ 4 - 9/1000 ca
- Chảy nhiều máu do khi mổ chạm phải động mạch tử cung
- Nhiễm trùng vết mổ, có thể phải cắt tử cung trong thời gian hậu phẫu.
- Tai biến phẫu thuật do phạm phải các cơ quan lân cận như ruột, bàng quang, niệu quản, gây rò bàng quang - tử cung, rò bàng quang - âm đạo
- Tai biến do gây mê hồi sức
- Sẹo mổ trên thân tử cung có thể bị nứt trong thai kỳ sau, dính ruột hoặc tắc ruột.
- Tai biến về phía thai nhi
- Bị chạm thương trong khi phẫu thuật
- Hít phải nước ối
Chỉ sinh mổ trong những trường hợp sau
- Bất xứng đầu chậu: Khung chậu bị hẹp, hoặc thai quá to đe dọa vỡ tử cung- Phát khởi chuyển dạ thất bại, không có được cơn co tử cung hoặc có sóng không hiệu quả
- Rối loạn cơn co nhưng không điều chỉnh được bằng thuốc
- Cổ tử cung có sẹo cũ, xấu, khoet chóp hay cắt đoạn cổ tử cung
- Nhau tiền đạo, nhau bong quá non
- Có các ngôi bất thường như ngôi mặt, ngôi trán, ngôi ngang, ngôi mông
- Suy thai trong khi chuyển dạ
- Thai quá ngày có chống chỉ định khởi phát chuyển dạ
- Có vết mổ cũ trên tử cung
- Đang mắc bệnh Herpes sinh dục
- Có bệnh tiểu đường cần chấm dứt thai kỳ sớm
