CÁC MẸ CHỌN CHO CON CÁCH ĂN DẶM NÀO
1. Khái niệm
Ăn dặ hay ăn bổ sung hay ăn sam là khi trẻ bắt đầu tập ăn những thức ăn khác ngoài sữa mẹ
Thế nên ác mẹ đừng nghĩ rằng cứ cho con ăn bột mới là ăn dặm nhé^^
2. Khi nào bắt đầu cho trẻ ăn dặm
Từ tháng thứ 6 trở đi (180 ngày), sữa mẹ dù có nhiều cũng không thể đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ nên trẻ cần được ăn bổ sung để phòng ngừa các bệnh thiếu dinh dưỡng. Nhưng không nên cho trẻ ăn dặm quá sớm hoặc quá muộn.
* Vì sao không nên cho trẻ ăn dặm quá sớm
- Trẻ sẽ bú mẹ ít hơn, sự tiết sữa giảm
- Thức ăn bổ sung thường loãng, không đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng
- Trẻ nhận được ít các yếu tố miễn dịch từ sữa mẹ tăng nguy cơ mắc bệnh nhất là tiêu chảy
- Hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện, ăn dặm sớm sẽ khiến đường ruột chưa đáp ứng kịp sẽ dẫn đến rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón, biếng ăn, đầy hơi...
* Vì sao không nê cho trẻ ăn dặm quá muộn
- Trẻ chậm tăng cân
- Thiếu vi chất dinh dưỡng
- Tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn
3. Một số nguyên tắc khi cho trẻ ăn bổ sung
- Cho trẻ ăn từ lỏng đến đặc, từ ít đến nhiều, tập ch trẻ quen dần với thức ăn mới
- Số lượng thức ăn và bữa ăn tăng dần theo tuổi, đảm bảo thức ăn hợp với khẩu vị của trẻ
- Chế biến các thức ăn hỗn hợp giàu dinh dưỡng, sử dụng các thức ăn sẵn có tại địa phương
- Bột cháo của trẻ cần thêm nhiều loại thực phẩm khác nhau để tạo nên màu sắc thơm ngon hấp dẫn, đủ chất. Ví dụ: cho thêm trứng để có màu vàng, thêm rau xanh để có màu xanh, thêm thịt, tôm cua để có màu nâu
- Khi chế biến đảm bảo thức ăn mềm dễ nhai và dễ nuốt
- Cho trẻ bú mẹ càng nhiều càng tốt
- Không cho trẻ ăn bánh kẹo, uống nước ngọt trước bữa ăn vì cho ăn chất ngọt sẽ làm tăng đường huyết gây ức chế tiết dịch vị làm cho trẻ chán ăn, trẻ sẽ bỏ bữa hoặc ăn ít đi trong bữa ăn.
4. Các kiểu ăn dặm hiện nay (Nguồn: mabu)
a. Ăn dặm chỉ huy
- Thời điểm bắt đầu: 6 tháng, khi bé có thể ngồi vững và đưa thức ăn vào mồm một cách chính xác
- Bé tự ăn thành thạo vào khoảng 12 tháng tuổi: tập bốc lúc 5 tháng và tập dùng thìa lúc 10 tháng
- Cấu trúc thức ăn: Giai đoạn 1 thức ăn ở dạng thanh, giai đoạn 2 thức ăn nhỏ, giai đoạn 3 thức ăn dạng lỏng
*Ưu điểm: Bé tự giác, nhai nuốt tốt, không biếng ăn tâm lý, chế biến đồ ăn đơn giản
*Nhược điểm: Bừa bộn, bé có thể bị nghẹn, hóc, có thể sẽ nhẹ cân hơn bé ăn đút
b. Ăn dặm kiểu nhật
- Thời điểm bắt đầu ăn dặm: 5 tháng, bé ngồi được nếu có người đỡ, bé chảy nhiều dãi, quan sát người lớn ăn
- Bé tự ăn thành thạo vào khoảng 24 tháng tuổi: từ 5 - 8 tháng mẹ đút cho bé ăn, 9 - 11 tháng bé tập ăn bốc, từ 12 tháng bé được tập dùng thìa
- Cấu trúc thức ăn: từ lỏng tới đặc ( 5 - 6 tháng bé ăn cháo nhuyễn, rồi tăng dần độ thô, 11 - 18 tháng bé có thể ăn cơm nát, mềm), bé ăn riêng từng món.
* Ưu điểm: Bé phân biệt mùi vị tốt, sớm ăn như người lớn
* Nhược điểm: Mẹ mất thời gian chế biến, phải trữ đông thực phẩm
c. Ăn dặm truyền thống
- Thời điểm bắt đầu: 4 tháng, bé ngồi được nếu có người đỡ, bé chảy nhiều dãi, quan sát người lớn ăn
- Bé tự ăn thành thạo vào khoảng 36 tháng tuổi: từ 5 - 18 tháng mẹ đút cho bé ăn, 24 tháng bé tập dùng thìa.
- Cấu trúc thức ăn: từ lỏng tới đặc ( 5 - 24 tháng bé ăn bột, cháo, 24 - 36 tháng bé có thể ăn cơm) các nguyên liệu được nấu chung với nhau
* Ưu điểm: Dạy dày bé không làm việc quá sức, chế biến thức ăn đơn giản, bé ăn đủ 4 nhóm dinh dưỡng trong một bữa ăn
* Nhược điểm: Bé dễ biếng ăn do cấu trúc thức ăn kéo dài, bé tự lập chậm, bé chán ăn do món ăn nấu chung, mùi vị không ngon.
QUAN ĐIỂM CỦA MÌNH: Chúng ta không nhất thiết phải theo một cách ăn dặm nào từ đầu đến cuối, mỗi cách đều có ưu điểm nhược điểm riêng. VẬY TẠI SAO TA KHÔNG TỔNG HỢP TẤT CẢ ƯU ĐIỂM CỦA CÁC CÁCH LẠI? Ta có thể áp dụng mỗi thời kỳ một cách phù hợp mà. Các mẹ cho biết quan điểm nhé!
