Hiện nay có nhiều phương pháp giáo dục sớm khác nhau, tuy nhiên không phải phương pháp giáo dục sớm nào cũng phù hợp với con bạn. Hãy lựa chọn cho con phương pháp giáo dục sớm phù hợp mẹ nhé! Trẻ từ 0 đến 1 tháng tuổi, cần phương pháp giáo dục sớm như thế nào, phát triển năng lực của trẻ như năng lực nhận biết, năng lực động tác khéo léo, năng lực ngôn ngữ, năng lực hành vi xã giao, năng lực vận động ra sao cho phù hợp?

1. Đặc điểm cần có của trẻ đầy tháng

 Trẻ mới sinh đã có nhìn, nghe, khóc, nếm vị chua, ngọt, đắng...; sau sinh 8 tiếng trẻ sẽ mô phỏng theo khẩu hình của mẹ; khi đưa ngón tay trỏ về phía trước, trẻ sẽ lập tức nắm lấy đầu ngón tay mẹ... nhưng khi trẻ tròn 1 tháng tuổi, trẻ đã nhận được khuôn mặt của mẹ, âm thanh và đụng chạm, còn có thể phát ra những thanh âm như "a, e, o" thậm chí khi không chú ý, còn cười giòn, trẻ có thể lắc lư cái đầu hay làm động tác giật đầu khi nghe thanh tâm và màu sắc yêu thích.

2. Phát triển năng lực của trẻ 1 tháng tuổi


 Năng lực nhận biết: Biết ghi nhớ 1 loại âm thanh, quay đầu về hướng phát ra âm thanh và giọng nói quen thuộc.

 Năng lực động tác khéo léo: Đa phần thời gian này tay trẻ nắm đấm, các ngón tay vận động không nhiều, nhưng có thể nắm ngón tay của người khác, nhìn được xung quanh.

 Năng lực ngôn ngữ: Có khả năng phát ra những âm thanh mượt mà, thích nghe nói chuyện và âm nhạc.

 Năng lực hành vi xã giao: Có lúc cảnh giác những cũng có lúc chủ động, có lúc tức giận nhưng cũng có lúc vui vẻ khi bị trêu đùa.

 Năng lực vận động: Trẻ vận động cùng lúc cả chân và tay; bụng cũng phập phồng, chân của trẻ làm động tác giơ chân trèo, hơn nữa còn có điệu bộ như muốn ưỡn lên.

NĂNG LỰC NHẬN BIẾT

Nhìn mặt mẹ

Mục đích luyện tập:
 Thúc đẩy khả năng thị giác, phát triển khả năng quan sát xung quanh.
Phương pháp luyện tập
1. Khi đối diện với bé, người mẹ cố ý đưa mặt qua trái qua phải, để kích thích phản ứng của trẻ trước những chuyển động vị trí của khuôn mặt. Khoảng cách giữa mặt của trẻ và của mẹ không quá 20cm
2. Nựng bé yêu bằng giọng điệu ấm áp, nói với bé những câu như: " Có chuyện gì nào? Mẹ ở đây mà" đồng thời quan sát phản ứng của bé. Giọng điệu phải ấm áp mượt mà, ngữ điệu biến đổi, thỉnh thoảng mỉm cười với bé.

NĂNG LỰC ĐỘNG TÁC KHÉO LÉO

Chơi đồ chơi

Mục đích luyện tập: Có tác dụng kích thích cảm quan xúc giác của trẻ, từ đó kích thích trung khu vận động của lớp võ não, thúc đẩy sự phát triển của não trẻ.
Phương pháp luyện tập:
1. Không cần phải đeo bao tay cho trẻ, để trẻ nằm trên giường, tự do vận động tay, xem tay của mình, chơi đồ chơi, hoặc mút ngón tay.
2. Mẹ treo đồ chơi nhiều màu sắc gần tầm với của trẻ, để trẻ với được. Mỗi ngày luyện tập từ 3 - 5 lần.
3. Mẹ có thể dùng ngon tay của mình thay cho đồ chơi đặt vào lòng bàn tay của bé. Ngoài ra mẹ cần thường xuyên mát xa đôi bàn tay của bé, bởi mát xa các ngón tay sẽ giúp tăng cường phản xạ nắm bắt.

NĂNG LỰC NGÔN NGỮ

Phát âm kéo dài

Mục đích luyện tập: Giúp cho quá trình hình thành ngữ âm của trẻ, nâng cao năng lực ngôn ngữ cho trẻ.
Phương pháp luyện tập:
1. Mẹ làm nhiều kiểu biểu thị tình cảm, phát âm nhiều loại âm thanh, kích thích phản ứng của trẻ.
2. Khi trẻ phát ra nguyên âm, mẹ cũng phát âm lại và kéo dài âm đó, để kích thích trẻ mô phỏng lại mình.
3. Mẹ cần phát âm nhiều, gây sự chú ý cho trẻ.

NĂNG LỰC HÀNH VI XÃ GIAO

Sờ mặt mẹ

Mục đích luyện tập: Khi trẻ giao tiếp với mẹ, mọi khả năng như quan sát, lý giải và phản ứng đều vượt xa tưởng tượng của người lớn. Quan hệ tình cảm mẹ con là cơ sở bảo đảm cho quá trình giáo dục sớm của trẻ, và có ý nghĩa tích cực để phát triển khả năng giao tiếp với thế giới sau này của trẻ.
Phương pháp luyện tập:
1. Mẹ ôm bé yêu vào lòng, vừa xoa bóp tay và chân cho bé vừa nói với bé: "Ờ, cái tay bé xinh, cái chân bé xinh, mẹ yêu lắm này."

2. Cầm tay bé vuốt má mẹ, cũng có thể cầm chân bé chạm chạm vào mặt mẹ và nói với trẻ: "Con sờ xem này, đây là mặt của mẹ đấy."

NĂNG LỰC VẬN ĐỘNG

Bước chân chim cánh cụt

Mục đích luyện tập: Bước đi là khả năng phản xạ bẩm sinh mà trẻ có được, nếu kiên trì luyện tập bạn sẽ giúp bé yêu sớm biết đi.
Phương pháp luyện tập:
1. Khi bé yêu tỉnh táo, để trẻ vịn vào thành giường, để trẻ được hoạt động. Nếu trẻ sợ hãi, có thể tạm dừng thay vào đó là mát xa cho bé.

2. Sau khi vận động xong, đỡ trẻ nằm xuống. Khi đỡ, dùng hai tay đỡ phần đầu, để lòng bàn chân trẻ tiếp xúc với mặt giường hoặc mặt ghế, trẻ sẽ đạp vào mặt phẳng đó như một phản xạ có điều kiện. Hàng ngày thực hiện 2 - 3 lần, mỗi lần bước 8 - 10 bước để luyện tập cơ chân. Mẹ nên giúp trẻ bước đi, nếu không luyện tập, thì bản năng này sẽ không còn trong vòng 56 ngày sau sinh.

LUYỆN TẬP KỸ NĂNG

Khoa học đã chứng minh, hình ảnh đối lập đen trắng có sức hấp dẫn lớn nhất đối với trẻ trong giai đoạn này, trẻ thích xem hình vòng tròn màu trắng đen, màu sắc mạnh hơn hình vuông trắng đen. Để tấm biển cách tâm mắt trẻ khoảng 20cm và chuyển động nhằm kích thích hành động nhìn chăm chú của trẻ, từ đó thúc đẩy hành đồng này ngày càng phát triển

Trẻ từ 1 đến 2 tháng tuổi, cần phương pháp giáo dục sớm như thế nào, phát triển năng lực của trẻ như năng lực nhận biết, năng lực động tác khéo léo, năng lực ngôn ngữ, năng lực hành vi xã giao, năng lực vận động ra sao cho phù hợp? Các mẹ cùng xem phần tiếp theo nhé


Xả Stress Fidget Spinner

Xả Stress Fidget Spinner
29.000 Đ

Nạp tiền điện thoại online

"BẦU SỮA MẸ"
"BẦU SỮA MẸ"
Bé không bú bình vì bạn không dùng "BẦU SỮA MẸ"