NHẬN BIẾT THẾ GIỚI BẰNG MIỆNG

Trẻ từ 4 đến 5 tháng tuổi, cần phương pháp giáo dục sớm như thế nào, phát triển năng lực của trẻ như năng lực nhận biết, năng lực động tác khéo léo, năng lực ngôn ngữ, năng lực hành vi xã giao, năng lực vận động ra sao cho phù hợp?

1. Đặc điểm cần có của trẻ 5 tháng tuổi

Trẻ 5 tháng tuổi rất thích chơi ú òa, chơi lắc chuông cùng mọi người; trẻ rất thích ném đồ vật và cố gắng tìm ra chúng; mẹ dùng hai tay đỡ trẻ, giúp trẻ đứng thẳng khi gọi tên trẻ, trẻ sẽ cười; khi soi gương nhìn thấy mặt mình, trẻ sẽ lại gần và nhìn lâu hơn. Cuộc sống của trẻ ngày càng phong phú hơn.

2. Phát triển năng lực của trẻ 5 tháng tuổi

Năng lực nhận biết: Khi gọi tên của trẻ, trẻ có thể quay người lại, tìm theo hướng của người phát ra âm thanh.
Năng lực động tác khéo léo: Nhãn cầu của trẻ có thể chuyển động lên xuống, trái phải, đã chú ý nhiều hơn đến đồ vật, như những đồ chơi thường ngày, biết nắm bắt đồ chơi ở trước mặt.
Năng lực ngôn ngữ: Trẻ đã bắt đầu học ngôn ngữ bằng việc e, a, ư, giao tiếp với mọi người và mọi vật bằng âm thanh.
Năng lực hành vi xã giao: Thích cười mỉm, khi nghe tiếng mẹ hay tiếng của người thân liền vui vẻ, không chỉ là mỉm cười mà còn có thể cười lớn tiếng.
Năng lực vận động: Cùng với việc phát triển sức mạnh cơ cổ và lưng, trẻ có thể tập ngồi

NĂNG LỰC NHẬN BIẾT

Đồ chơi ở đâu rồi?

Mục đích luyện tập: 

Dạy trẻ nghe tiếng động tìm đồ vật, luyện tập khả năng thính giác và thị giác cho trẻ.

Phương pháp luyện tập:

 Tìm đồ vật có phát ra âm thanh, dấu chúng ngay trước mặt trẻ, và nói với trẻ "Ơ, đồ chơi chạy đi đâu rồi? Con chạy đi tìm nào." Luyện tập cho trẻ tìm kiếm bằng mắt, nhô đầu lật người để tìm.

NĂNG LỰC ĐỘNG TÁC KHÉO LÉO

Đánh quả bóng treo

Mục đích luyện tập:

Luyện tập khả năng phối hợp giữa mắt và tay

Phương pháp luyện tập:

1. Nếu trẻ chưa thể tự lấy bóng bằng một tay hoặc hai tay thì bố mẹ có thể hỗ trợ trẻ, lấy quả bóng giúp trẻ chơi đùa một lúc, để trẻ vui vẻ và không cảm thấy thất vọng.
2. Giữ bóng đưa cho trẻ, giúp trẻ ôm bóng bằng một tay hoặc hai tay, sau vài lần thử và luyện tập trẻ sẽ dần làm được.

Từ tay này đến tay kia.

Mục đích luyện tập:

Luyện tập khả năng phối hợp hai tay của trẻ.

Phương pháp luyện tập:

1. Chọn 2 đồ vật mà trẻ thích chơi.
2. Đầu tiên bạn đưa cho trẻ 1 trong 2 đồ vật đó, đợi sau khi trẻ cầm đồ vật trong tay, mẹ lại đưa đồ vật nữa vào tay trẻ đang cầm, mẹ gợi ý trẻ: "tặng con thêm 1 cái nữa nhé, nhưng trong tay đã có 1 cái rồi, con nhờ tay còn lại cầm giúp nào." Bạn giúp trẻ chuyển đồ vật từ tay này sang tay kia.
3. Sau vài lần luyện tập, trẻ có thể tự mình chuyển đồ vật từ tay này sang tay kia một cách thành thục.

Mút ngón chân

Mục đích luyện tập:

Các ngón chân cũng là cơ quan cảm giác rất quan trọng, giống như các ngón tay cũng cần được thường xuyên tiếp xúc với các đồ vật khác, tiếp nhận các kích thích khác. Những kích thích ngón chân rất có tác dụng cho việc phát triển trí não của trẻ, thông qua những phản xạ thần kinh, có thể giúp trẻ cảm nhận được nhiệt độ thích hợp.

Phương pháp luyện tập:

1. Sau khi trẻ tắm sạch sẽ, để trẻ nằm thoải mái trên giường
2. Mẹ nắm lấy bàn chân của trẻ, nhẹ nhàng xoay, đưa chân trẻ lên trước mặt trẻ, chạm vào mặt trẻ, đưa gần tới miệng trẻ và nói: "đây là ngón chân của con, con thử xem nào."
3. Làm động tác lặp lại 2 - 3 lần, để tăng kích thích cho trẻ.

NĂNG LỰC NGÔN NGỮ

Phát âm trò chơi

Mục đích luyện tập:

Luyện tập cho trẻ giao tiếp với người và vật có chủ ý.

Phương pháp luyện tập:

1. Mẹ vui vẻ ngồi trước mặt trẻ phát âm "mama" "baba" "dada" "nana". Bạn chú ý trêu đùa để trẻ chăm chú nhìn khẩu hình, mỗi lần phát âm lặp lại nên dừng một chút để trẻ có cơ hội mô phỏng theo.

Nói chuyện với trẻ.

Mục đích luyện tập:

Thông qua phản ứng với âm thanh của trẻ, giúp trẻ hứng thú với việc tạo ra âm thanh

Phương pháp luyện tập:

1. Bình thường bố mẹ cần tiếp xúc, giao lưu, nói chuyện, thể hiện hành động tình cảm với trẻ, như cười với trẻ, phát âm nhiều loại âm thanh, trêu đùa để trẻ cười hoặc nói chuyện.
2. Bạn có thể nói "con yêu, cười lên nào" sau đó nựng trẻ, bẹo má, khi nào trẻ nhìn thấy mẹ cười, trẻ cũng cười lên, có khi cười ra thành tiếng.
3. Khi trẻ cười phát ra âm thanh, mẹ cũng đáp lại trẻ bằng những thanh âm khác nhau và nói chuyện với trẻ nhiều hơn.

NĂNG LỰC HÀNH VI XÃ GIAO

Cái mũi này của ai?

Mục đích luyện tập:

Thông qua việc quan sát 5 giác quan của mình và mẹ, giúp trẻ phân biệt được biểu hiện tình cảm khác nhau của con người, việc này rất có ích cho sự phát triển năng lực giao tiếp của trẻ.

Phương pháp luyện tập:

1. Mẹ ngồi đối diện với trẻ, để trẻ ngồi trên lòng mẹ, một tay mẹ đỡ sau lưng trẻ, một tay chỉ từng bộ phận trên khuôn mặt mình và của trẻ.
2. Mẹ nhẹ nhàng chạm vào mũi trẻ, mẹ vừa chạm vào vừa nói "đây là mũi của con này" và nói "đây là mũi của mẹ này." Cuối cùng, hỏi trẻ: "Mũi của con nằm ở đâu nào?" sau đó đặt tay lên mũi của trẻ và nói: "mũi của con nằm ở đây này".
3. Cũng như vậy, mẹ có thể chơi trò chơi với mắt, tai

NĂNG LỰC VẬN ĐỘNG

Cò cưa kéo xẻ

Mục đích luyện tập:

Giúp trẻ luyện tập các cơ bụng, lực đẩy và khả năng chống đỡ của phần thân trên, giúp trẻ có được chuẩn bị tốt cho quá trình ngồi.

Phương pháp luyện tập:

1. Khi trẻ tỉnh giấc, bạn để trẻ ở tư thế nằm ngửa, và giúp trẻ thả lỏng 2 tay
2. Mẹ giơ tay phía trước mặt trẻ, để trẻ tự nhiên nắm lấy tay mình, khi trẻ nắm lấy tay mẹ, mẹ liền đọc bài đồng dao "kéo cưa kéo xẻ, ông thợ nào khỏe thì về ăn cơm vua, ông thợ nào thua, về bú tí mẹ".
3. Vừa hát mẹ vừa giúp trẻ từ từ ngồi lên, để trẻ ngồi yên một lúc, sau đó nhẹ nhàng buông tay, để trẻ tự nằm lại vị trí cũ.
4. Sau ba đến bốn lần lặp lại động tác, mẹ để trẻ nằm thư giãn, thả lỏng các cơ.

THẺ LUYỆN TẬP KHẢ NĂNG CỦA TRẺ

Bố mẹ có thể mô phỏng hình thức tấm thẻ để luyện cho trẻ năng lực nhận biết con số, chuẩn bị những tấm thẻ học khoảng 20 số từ 0 - 20, những chữ số này là bài học tối quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ từ 0 - 3 tuổi.

Trẻ từ 5 đến 6 tháng tuổi, cần phương pháp giáo dục sớm như thế nào, phát triển năng lực của trẻ như năng lực nhận biết, năng lực động tác khéo léo, năng lực ngôn ngữ, năng lực hành vi xã giao, năng lực vận động ra sao cho phù hợp? Các mẹ cùng xem phần tiếp theo nhé




Xả Stress Fidget Spinner

Xả Stress Fidget Spinner
29.000 Đ

Nạp tiền điện thoại online

"BẦU SỮA MẸ"
"BẦU SỮA MẸ"
Bé không bú bình vì bạn không dùng "BẦU SỮA MẸ"